Hiện nay, ván gỗ MDF rất được ưa chuộng trong nội thất bởi những ưu điểm vượt trội của vật liệu này. Vậy, gỗ MDF là gì? Có nên sử dụng loại gỗ này để làm nội thất hay không?

Hãy cùng The Zen theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về gỗ công nghiệp MDF!

 

1. Gỗ MDF là gì?


MDF (Medium Density Fiberboard) được hiểu là ván sợi mật độ trung bình. MDF là ván gỗ công nghiệp được tạo ra bằng cách nghiền nát các loại gỗ tự nhiên bằng máy thành các sợi gỗ nhỏ cellulo và kết hợp cùng với cái loại phụ gia như keo, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ,…sau đó hỗn hợp được tiến hành nén thành nguyên tấm.

Trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

Gỗ MDF là gì?

Về cấu tạo, ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.

1.1. Phân loại

Gỗ MDF được chia thành 2 loại cơ bản: MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm

gỗ công nghiệp là gì

Phân loại gỗ MDF

Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm còn được gọi là HMR (High Moisture Resistance) là sản phẩm gỗ được sản xuất từ gỗ rừng tại Thái Lan, Malaysia, đây là những quốc gia hàng đầu về gỗ nhân tạo. Với đặc tính không bị mốc, trong điều kiện không khí ẩm ướt thì ván chống ẩm như MDF xanh đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của sản phẩm, cũng như những hạng mục yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ cao.

Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội. Đặc biệt phù hợp với khí hậu của Việt Nam mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao nên sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho các loại gỗ công nghiệp thông thường hay bị nứt, hay ẩm mốc.

Với tính năng ưu Việt, khả năng chống nước vượt trội, độ co giãn đàn hồi tốt, có thể chống nước khi độ ẩm cao, và co giãn tốt khi nhiệt độ tăng.

Kích thước 1220mm x 2440mm hoặc 1830 x 2440mm
Độ dày 2mm, 2.5mm, 3mm, 4mm, 5.5mm, 8mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 21mm, 25mm
Tỷ trọng 680–900 kg/m3
Chất liệu Sợi gỗ cao su, bạch dương, bạch đàn, gỗ cứng, gỗ tạp hoặc hỗn hợp mùn cưa
Độ ẩm 8% – 18%

 

1.2. Ưu và nhược điểm của gỗ MDF

Ưu điểm:

  • Không bị cong vênh, không bị co ngót hoặc bị mối mọt như gỗ tự nhiên.
  • Bề bặt phẳng nhẵn.
  • Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như Veneer, Laminate, Melamine, Acrylic.
  • Có số lượng nhiều và chất lượng đồng đều.
  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên phù hợp với nhiều gia đình.
  • Thời gian gia công nhanh.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
  • MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
  • Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
  • Độ dày của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.

2. 05 Loại lớp phủ trên bề mặt gỗ MDF

2.1. Lớp phủ Melamine

Melamine được xem như một lớp bề mặt giả gỗ được cấu tạo từ các chất công nghiệp nhờ vào những chất kết dính tạo nên những loại bề mặt khác nhau ví dụ như khi làm cửa gỗ. Cấu tạo của lớp bề mặt thường có 3 lớp cơ bản:

cấu tạo tấm phủ melamine

cấu tạo tấm phủ melamine

  • Lớp trong cùng: Là lớp giấy nền, lớp này có nhiệm vụ tạo độ cứng, độ dày cần thiết cho melamine.
  • Lớp tiếp theo : Là lớp giữa cũng như lớp tạo nên thẩm mỹ cho lớp bề mặt, chính bởi lớp này tạo nên sự đa dạng và phong phú của các loại vân gỗ hay các lớp bề mặt nhất định theo yêu cầu.
  • Lớp ngoài cùng : Là lớp bảo vê, đúng vậy đó chính là các lớp chống xước, chống ẩm hay cách âm cơ bản nhất .

Gỗ này rất đa dạng về màu sắc, các vân gỗ cũng như hoa văn trên bề mặt với khoảng hơn 240 mẫu từ các màu trơn đơn sắc ( đó là trắng, xám, đen, ghi….) đến các màu vân gỗ tự nhiên hết sức độc đáo ( như tần bì, óc chó, cẩm, xoan đào, gõ đỏ, sồi,…) giúp người sử dụng thoải mái lựa chọn các màu sắc yêu thích

tấm phủ melamine

tấm phủ melamine

2.2. Lớp phủ Laminate

Laminate được biết đến như hợp chất High-pressure laminate (HPL) là một trong những chất liệu có khả năng chịu nước, khả năng chịu lửa tốt cùng với đó là bề mặt vô cùng trang nhã. Chính vì vậy chúng thường được phủ trên các bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất

Laminate không những có tính năng vượt trội như chịu được va đập mạnh, chịu xước hay chống ăn mòn của mối mọi. Không kém cạnh melamine, màu sắc của laminate cũng vô cùng phong phú và đa dạng

tấm laminate

tấm laminate

Laminate sở hữu cho mình những đặc điểm cơ bản tạo nên những đặc trưng riêng biệt cho sản phẩm cụ thể những ưu điểm được đánh giá cao như sau:

  • Laminate thân thiện với môi trường
  • Có thể uốn dẻo, uốn cong theo hình dáng của sản phẩm
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi trên bề mặt
  • Khó phai màu, có khả năng chống lại sự xâm nhập mối mọi và các tác động những hóa chất.
  • Khó trầy xước, chống va đập và có khả năng chịu lửa chịu nước.
  • Khả năng chịu nước tốt

2.3. Lớp phủ Veneer

Veneer được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là gỗ tự nhiên được lạng thành lớp mỏng để phủ lên các lớp gỗ công nghiệp. Các loại lạng này có độ dày rất mỏng và được sử lý một cách chuyên nghiệp nhất để tạo nên những sản phẩm chất lượng.

Với veneer sự đa năng là tất cả, với đặc điểm ưu việt của mình veneer có thể dán lên hầu hết các bề mặt gỗ khác nhau như gỗ MDF các loại ván dán, gỗ ghép thanh, ván dăm, để tạo nên những sản phẩm mang màu sắc gỗ tự nhiên

tấm veneer

tấm veneer

Những đặc điểm nổi bật nhất của veneer đó là có những đặc tính giống cửa gỗ tự nhiên:

  • Veneer là một trong những loại vật liệu thân thiện với môi trường.
  • Có thể tạo nên những đường cong, cho phép điều chỉnh phù hợp với từng sản phẩm.
  • Chi phí đầu tư luôn tiết kiệm hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
  • Khả năng chống mối mọt, chống cong vênh tốt hơn gỗ tự nhiên.

2.4. Lớp phủ Acrylic

Acrylic là bề mặt có đặng trưng về độ sáng bóng và hiện đại, Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic glass (kính thủy tinh). Acrylic có thể trong suốt hoặc nhiều màu sắc khác nhau.

Ưu điểm của Acrylic:

  • Màu sắc phong phú
  • Bền, khó vỡ khi bị tác động vật lí
  • Bề mặt phủ acrylic có đa dạng màu sắc
  • Bề mặt ván gỗ phủ Acrylic có đa dạng màu sắc từ trẻ trung đến sang trọng
  • Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và hiện đại, Acrylic đang được ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất tại Việt Nam và được ứng dụng vào nội thất đơn giản như kệ tivi, hay phức tạp như tủ áo, tủ bếp…

2.5. Bề mặt sơn

Sơn bệt là một loại sơn dùng để xử lý bề mặt gỗ giúp cho bề mặt gỗ phẳng, mịn và bền hơn. Sơn bệt về cơ bản sẽ làm mất đi các đường vân gỗ, màu sắc nguyên bản của gỗ dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp.

gỗ công nghiệp sơn bệt

gỗ công nghiệp sơn bệt

Sơn bệt rất đa dạng về màu sắc, bạn có thể sơn bất cứ tông màu nào cho món đồ nội thất của mình. Từ màu đen, trắng, xanh, đỏ, vàng, tím hoặc bất kỳ màu gì khác với độ bóng, nhám theo yêu cầu

3. Một số mẫu nội thất sử dụng gỗ MDF

_________________

The Zen Interior Factory

  • Điện thoại: 07929 8 4567
  • Email: contact@thezen.vn
  • Website: www.thezen.vn/
  • Địa chỉ:
    Trụ sở: SH02-17, Số 64, Đường B2, Khu đô thị Sala, P.An Lợi Đông, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Chi nhánh 1: Tầng 5 Toà nhà Nhật Lan – Số 79, Đường Nguyễn An Ninh, P. Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu
    Showroom Home Mart & Furniture: Số 85, Đường Nguyễn An Ninh, P. Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu
    Nhà máy sản xuất nội thất: 828/1/12A, Đường Bình Giã, P.11, TP. Vũng Tàu

THE ZEN VỚI 6 CAM KẾT VÀNG

1️⃣ Bảo dưỡng TRỌN ĐỜI – Bảo hành 48 tháng
2️⃣ Tiến độ – Không chậm trễ. Đảm bảo ĐÚNG – ĐỦ – ĐẸP
3️⃣ Chất lượng đạt chuẩn – nói KHÔNG với ván bị phồng rộp, bị hở cạnh
4️⃣ Tư vấn từ CHUYÊN GIA – tối đa giá trị tối ưu chi phí
5️⃣ Thi công 99,99% THIẾT KẾ
6️⃣ MINH BẠCH nguyên vật liệu, đảm bảo uy tín làm nghề